Quỹ được cho vay, cho vay hợp vốn đối với các dự án thuộc danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, kinh tế – xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh, do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP.

1. Đối tượng cho vay :
– Đối tượng cho vay là các dự án đầu tư thuộc danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định.
– Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2013/NĐ-CP, hàng năm hoặc trong từng thời kỳ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tăng kinh tế – xã hội ưu tiên phát triển của địa phương sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng nhân dân tỉnh.
– Căn cứ vào danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh được ban hành theo quy định, Quỹ lựa chọn, thẩm định và quyết định cho vay các dự án cụ thể nếu đáp ứng các điều kiện cho vay quy định tại Nghị định số138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP .

2. Điều kiện cho vay:
Quỹ chỉ cho vay khi chủ đầu tư bảo đảm có đủ các điều kiện sau đây:
– Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.
– Có phương án sản xuất, kinh doanh có lãi và phương án bảo đảm trả được nợ.
– Có cam kết mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc tại một công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam.
– Chủ đầu tư là các tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

3. Thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa là 15 năm. Trường hợp đặc biệt vay trên 15 năm, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

4. Lãi suất cho vay vốn:
Không thấp hơn lãi suất cho vay tối thiểu do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Quỹ trong từng thời kỳ.

Thực hiện Quyết định số 1659/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành ngày 11/8/2014 về việc Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020 và Kế hoạch số 7850/KH-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành ngày 20/11/2017 về Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017 – 2020;

Năm 2019, Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng tiếp tục triển khai chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, quân nhân hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh để cải thiện nhà ở. Để thuận tiện trong việc vay vốn, Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng thông báo một số chính sách và hướng dẫn thủ tục vay vốn như sau:

  1. Điều kiện được vay vốn:

– Cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, quân nhân hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đang làm việc tại tỉnh Lâm Đồng: Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị xuống cấp hoặc có nhà ở xã hội (được mua theo danh sách phê duyệt của cơ quan chức năng).

– Có mức thu nhập thấp không có khả năng tự cải thiện chỗ ở.

– Có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lâm Đồng.

– Thời gian công tác 03 năm liên tục trở lên.

  1. Mức cho vay và thời hạn vay:

– Mức cho vay để sửa chữa, nâng cấp nhà ở tối đa 100 triệu đồng trên 01 trường hợp, thời hạn vay không quá 05 năm.

– Mức cho vay để xây dựng mới nhà ở hoặc mua nhà ở xã hội tối đa 250 triệu đồng trên một trường hợp, thời hạn vay không quá 15 năm.

  1. Lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay áp dụng trong năm 2018 là 6,6%/năm, tương đương 0,55%/tháng ổn định lãi suất trong suốt thời gian vay.

  1. Hình thức bảo đảm tiền vay:

Bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp giá trị Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người vay vốn.

  1. Điều kiện giải ngân: Sử dụng đúng mục đích vốn vay.
  2. Hình thức trả nợ gốc và lãi vay:

Nợ gốc và lãi vay được trả hàng tháng, thông qua hình thức nhờ Ngân hàng nơi người vay mở tài khoản thu hộ cho Quỹ.

Người vay có thể trả nợ gốc trước hạn mà không phải thanh toán phí trả trước hạn.

  1. Mẫu hồ sơ vay vốn và các giấy tờ kèm theo:

Giấy đề nghị vay vốn, giấy xác nhận thu nhập (theo mẫu đính kèm).

– Giấy CMND, sổ hộ khẩu của người vay và người đồng trả nợ.

– Bảng lương tháng gần nhất của người vay và người đồng trả nợ.

– Giấy phép xây dựng nhà ở (nếu vay để xây dựng mới).

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Một trong các giấy tờ sau: Sổ bảo hiểm xã hội, quyết định bổ nhiệm, quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc của người vay vốn.

– Giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân (nếu cần thiết).

– Bảng dự toán công trình (nếu cần thiết).

* Yêu cầu các giấy tờ kèm theo là bản sao công chứng.

  1. Địa điểm nhận hồ sơ:

Hồ sơ nộp trực tiếp tại Quỹ hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng – Số 20 Pasteur, Phường 4, TP Đà Lạt.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ điện thoại: 02633.594.666

GDE Error: Error retrieving file - if necessary turn off error checking (404:Not Found)
GDE Error: Error retrieving file - if necessary turn off error checking (404:Not Found)
GDE Error: Error retrieving file - if necessary turn off error checking (404:Not Found)

Quỹ tạm ứng vốn để thực hiện một số nhiệm vụ trên cơ sở các tài liệu do Chủ đầu tư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất cung cấp; Chủ đầu tư hoặc Tổ chức phát triển Quỹ đất phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, trung thực, chính xác của khối lượng, định mức, đơn giá, chất lượng công trình…trong hồ sơ đề nghị tạm ứng, gồm một số nhiệm vụ sau:

– Ứng vốn cho Tổ chức phát triển Quỹ đất để tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực đã có quy hoạch phải thu hồi đất mà người sử dụng đất có nhu cầu chuyển nhượng trước khi Nhà nước thu hồi đất; tổ chức phát triển các khu tái định cư phục vụ việc thu hồi đất thực hiện các dự án; tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên quỹ đất đã được giao quản lý để đấu giá;

– Ứng vốn cho các tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

– Ứng vốn cho các tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện đầu tư tạo quỹ đất, quỹ nhà tái định cư theo quy hoạch;

– Ứng vốn cho ngân sách Nhà nước để chi hỗ trợ thực hiện các đề án đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho các đối tượng bị Nhà nước thu hồi đất;

– Ứng vốn cho ngân sách Nhà nước để chi hỗ trợ khoản chênh lệch cho hộ gia đình, cá nhân vào khu tái định cư trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu;

– Ứng vốn cho ngân sách Nhà nước để chi hỗ trợ xây dựng khu tái định cư; hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng tại địa phương có đất bị thu hồi.

* Hồ sơ ứng vốn

  1. Hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư;
  2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) của các cơ quan có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);
  3. Phương án bồi thường, hỗ trợ gải phóng mặt bằng và tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  4. Bảo lãnh tạm ứng (nếu có);
  5. Tờ trình đề nghị tạm ứng vốn trong đó nêu rõ mức vốn đề nghị tạm ứng, thời hạn hoàn trả, nguồn để hoàn trả.
  6. Trường hợp trong dự án bồi thường, tái định cư có hạng mục xây dựng khu tái định cư hoặc mua nhà tái định cư, xây dựng hạ tầng khu sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp; tuỳ theo từng trường hợp, Chủ đầu tư gửi thêm các tài liệu:

– Hợp đồng mua nhà phục vụ tái định cư và biên bản bàn giao nhà của Chủ đầu tư;

– Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

– Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và nhà thầu;

– Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của các công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng.

  1. Bản đăng ký kế hoạch thực hiện giải phóng mặt bằng của chủ đầu tư với Quỹ Đầu tư phát triển để làm căn cứ cấp vốn tạm ứng, kế hoạch giải ngân;
  2. Bản xác nhận khối lượng và giá trị đền bù đã thực hiện. Bản xác nhận khối lượng và giá trị đền bù do các Tổ chức phát triển quỹ đất, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện hoặc doanh nghiệp (ký hợp đồng với các tổ chức phát triển quỹ đất và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện để thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng) lập phải có chữ ký, đóng dấu và chữ ký (hoặc điểm chỉ) của người thụ hưởng;
  3. Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo tiến độ thực hiện (đối với trường hợp tạm ứng tạo quỹ đất, xây dựng các khu tái định cư…);
  4. Khế ước nhận nợ;
  5. Chứng từ chuyển tiền.

* Yêu cầu các giấy tờ kèm theo là bản sao công chứng.

Địa điểm nhận hồ sơ:

Hồ sơ nộp trực tiếp tại Quỹ hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng – Số 20 Pasteur, Phường 4, TP Đà Lạt.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ điện thoại: 02633.594.666